Saturday 21 July 2012

Nguyễn Tuân 1985

Đọc bài này của Vương Trí Nhàn, được biết thêm nhiều chi tiết thú vị về con người Nguyễn Tuân.

http://vuongtrinhan.blogspot.com/2012/07/nguyen-tuan-1985.html

Phải nói là ngày chưa xa kia, "các cụ" nhà ta phải sống một đời khá khốn khổ.

Monday 16 July 2012

Nhân văn Giai phẩm - Tổng kết của một sĩ quan an ninh

Lâu nay mình vẫn có ấn tượng xấu về ngành công an, rằng các anh nhìn đâu cũng thấy địch, ở đâu cũng có kẻ thù, hay về cái cách chính quyền sử dụng công an trong nhiều công việc lẽ ra không thuộc chức năng, nhiệm vụ của công an. Tuy nhiên, với Lê Hoài Nguyên (Thái Kế Toại) - một sĩ quan an ninh cao cấp (hình như là đại tá) thì mình phải bỏ thói quen 'vơ đũa cả nắm' này, và bằng lòng với triết lý 'ở đâu cũng có người nọ người kia'.


Nhưng có lẽ không một sĩ quan an ninh nào lại đánh giá như sau về Nhân Văn - Giai Phẩm:

http://www.viet-studies.info/NhanVanGiaiPham_LeHoaiNguyen.htm

Trong phần III. Diễn biến vụ Nhân Văn Giai Phẩm, mục 1. Biên niên sự kiện, Lê Hoài Nguyên đã đưa vào cái timeline /dòng thời gian này các sự kiện ở bên ngoài Việt Nam - như Liên Xô, CHDC Đức, Hungary, hay Trung Quốc, người đọc không đủ thông tin có thể nhầm lẫn Nhân Văn - Giai Phẩm có nguồn cảm hứng từ bên ngoài, nhất là từ phong trào Trăm hoa đua nở ở Trung Quốc và chi tiết Trần Dần đi làm phim ở Trung Quốc (các nhân vật hàng đầu của Nhân Văn - Giai Phẩm như Nguyễn Hữu Đang, Lê Đạt, Trần Dần, Hoàng Cầm cũng như các bài viết đã chỉ rõ không có sự ảnh hưởng này, mà bỏ qua không đề cập đến sự bất đồng trong quá trình làm phim này). Các sự kiện ở bên ngoài nếu có chỉ là tiền đề tạo một không khí cởi mở cho sinh hoạt xã hội bên trong cũng như chỉ dấu để lãnh đạo trong nước phải nới rộng dân chủ hơn trong thời gian tạm thời đó mà thôi. Ngoài ra, bài viết còn đề cập đến việc Nguyễn Hữu Đang, Thụy An và Phùng Cung ra tù năm 1973, nêu trong timeline nên khá vắn tắt, nó không cho thấy được họ ra tù không phải vì hết hạn tù (Phùng Cung là 'tù cải tạo' không có án) hay vì một sự khoan hồng nào, mà là kết quả của việc thực thi Hiệp định Paris (trong đo có điều khoản về thả chính trị phạm). Tuy nhiên, là một sĩ quan an ninh nên Lê Hoài Nguyên đã tiếp cận được một số thông tin chỉ có trong giới cầm quyền, như báo cáo của công an về Nhân Văn Giai Phẩm, hay bức thư của Trần Dần gửi lãnh đạo sau ngày 30.4.1975. Dù sao, cũng phải nhìn nhận cái tâm của người chiến sĩ an ninh Thái Kế Toại, tức Lê Hoài Nguyên đã vì sự thật mà góp phần 'phục hồi' cho các nhân vật, cũng như đã đấu tranh để các tác phẩm văn học, nghệ thuật đúng nghĩa được đến với công chúng. Vì lẽ đó anh đã phải trả giá, nhưng hy vọng với thời đại này thì sự trả giá của anh không quá kéo dài và khắc nghiệt như cách đây hơn 50 năm. Bài viết còn chưa đề cập đến số phận về sau này của Lê Nguyên Chí, một trong 5 người bị kết án tù năm 1959 mà phải tìm trong bài viết sau đây mới được rõ thêm phần nào:
haydanhthoigian.wordpress.com//2010/08/20/nhan-van-–-giai-phẩm-le-nguyen-chi-la-ai/ \

Hòn ngọc Viễn Đông

Lưu lại đây những bức ảnh có trên mạng của một Sài Gòn 'Hòn ngọc Viễn Đông xưa.

http://giaoduc.net.vn/Ban-doc/Anh-mau-cuc-hiem-Sai-Gon-hon-ngoc-Vien-Dong-19671968-P7/189862.gd?i=0

Sunday 1 July 2012

BÀ THỤY AN



Bài này cho biết kết cục về bà Thụy An, người chịu án tù trong vụ án NHÂN VĂN - GIAI PHẨM

http://phamvietdao2.blogspot.fr/2012/06/nu-si-thuy-1915-1989-nguoi-bi-ket-toi.html