Friday 28 September 2012

DŨNG LÒ VÔI

Nghe danh Dũng Lò vôi đã lâu, và thỉnh thoảng đọc được đâu đó về nhân vật này, biết chàng khởi nghiệp từ tỉnh Bình Dương nhà bác Triết, nhưng nay đọc bài này của Minh Diện từ trang Lê Thiếu Nhơn thì hiểu rõ hơn về con người thay đổi cả tên lẫn vợ này. Khi nghe danh từ trước mình đã không bao giờ định thăm Đại Nam Văn Hiến vì những cái lố bịch mìng nghe được, nay đọc bài này thì thề luôn là nếu khi nào có dịp ghé Bình Dương cũng không bao giờ vào đây (cũng như một nơi buôn thần bán thánh khác khá là "hot" ở xứ Bắc). Cách đây không lâu mình tưởng giới doanh nhân mới len vào chính trường trong thời gian gần đây, nhưng khi tìm hiểu về Dũng Lò vôi mới thấy Dũng còn đi trước các ông nghị Tâm, Yến từ lău rồi.


Kỳ nhân HUỲNH UY DŨNG


Mỗi đêm Huỳnh Uy Dũng làm hàng chục bài thơ nhập đồng và cho in dán khắp nơi trong văn phòng công ty. Huỳnh Uy Dũng tuyển chọn  một  tập thơ “Tâm Linh” cho Nhà xuất bản Thanh Niên ấn hành và tuyên bố rằng: “Tôi thách các nhà thơ Việt Nam làm được thơ hay như thơ tôi”. Xin trích bốn câu thơ “tuyệt tác” của ông chủ khu du lịch Đại Nam Văn Hiến lừng lẫy với bút danh Huỳnh Công: “Về thăm Văn Hiến Quạt Mo. Thằng Bờm không đổi dù cho ba bè. Phú ông chớ ỉ giàu nghe. Quạt Mo không đổi ba bè gỗ lim”. Ngoài làm thơ tâm linh, Huỳnh Phi Dũng còn sáng tác kinh Phật mới, quốc ca mới và đặc biệt có khả năng  gọi mưa ngăn bão…




KỲ NHÂN HUỲNH UY DŨNG

MINH DIỆN

Mười sáu năm trước. Tôi nhận được lá thư bạn đọc phản ảnh việc Huỳnh Phi Dũng, giám đốc công ty Thanh Lễ lấy tiền nhà nước về quê làm đường với danh nghĩa cá nhân, nên tìm đến Bình Dương gặp Dũng để tìm hiểu sự thật. Khi nghe tôi nói nội dung bạn đọc, Dũng cười không nói gì, rồi bỏ vào phòng trong... Khoảng ba bốn phút sau Dũng quay ra pha bình trà mới và nói chuyện tiếu lâm, chẳng hề quan tâm đến việc tôi vừa hỏi
          Bỗng một chiếc xe du lịch xuất hiện trước sân và đồng chí Nguyễn Minh Triết - Bí thư tỉnh ủy Bình Dương (sau này là Chủ tịch nước) xuất hiện, tôi và Huỳnh Phi Dũng vội vã ra chào đón. Đồng chí Nguyễn Minh Triết tên thân mật là Sáu Phong, nguyên Bí thư Trung ương đoàn, thủ trưởng cũ của tôi.
          Tôi tưởng hôm nay tình cờ gặp  thủ trưởng cũ, nhưng không phải, anh Sáu Phong tới đây là do cú điện thoại của Huỳnh Phi Dũng lúc bỏ vào phòng trong.

Thursday 27 September 2012

Dương Kỳ Anh aka Dương Xuân Nam


Còn đây chính là chân dung cũa nhà ..., nhà ..., nhà ... DƯƠNG KỲ ANH aka DƯƠNG XUÂN NAM, cũng dưới góc nhìn của Minh Diện qua trang Lê Thiếu Nhơn.



DƯƠNG KỲ ANH có tài ẩn mình thoát qua tai họa


Nhà báo Minh Diện băn khoăn: “Là người trực tiếp tung hô hiện tượng “tiền nhân mượn bút”, nhưng khi mọi sự vỡ lỡ thì Dương Kỳ Anh lại chối bay chối biến như một người vô can. Hành vi ấy có đáng mặt một kẻ cầm bút từng được coi là “quan báo” không? Ai có thể  ngạc nhiên, còn tôi thì không bởi tôi  biết khá rõ nhà thơ, nhà báo Dương Kỳ Anh, tức Dương Xuân Nam - người đã làm Tổng biên tập báo Tiền Phong 21 năm 6 tháng 21 ngày và Trưởng ban tổ chức kiêm Trưởng ban giám khảo các cuộc thi Hoa Hậu Việt Nam liên tục nhiều năm, kể cả lần trao vương miện Hoa hậu cho một cô gái chưa có bằng Tú tài. Tôi  xin kể hai mẩu chuyện dưới đây để chứng minh điều đó”.



DƯƠNG KỲ ANH CÓ TÀI ẨN MÌNH THOÁT QUA TAI HỌA  

                                                                                        
 MINH DIỆN

                     I- 
Năm 1989, nạn video đen bùng phát  tại thành phố Hồ Chí Minh mà  điểm nóng nhất là khu vực quận Gò Vấp. Báo Tuổi Trẻ có phóng sự “Xóm video đen” gây tiếng vang… Tổng biên tập Dương Xuân Nam lồng lộn  vì ghen tức, ngày nào cũng hối thúc Ban đại diện ở phía Nam phải có bài về video đen.
                        Bấy giờ có một sỹ quan quân đội tên là Nhân chiếu phim “con heo” bị quân đội khởi tố đang trong vòng điếu tra, báo chí chưa được tiếp cân. Tôi được thượng tá Nguyễn Danh Giang là bạn thân khi ở Ban tuyên huấn Bộ tư lênh công binh miền, kể cho nghe chuyện đó.  Tôi đã lấy mẫu nhân vật  này viết một tiểu phẩm với nhan đề một “Một vụ án đau xót”. Nội dung  kể về một thiếu tá  đang làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, thì vợ tại Sài Gòn cho thuê nhà mở dịch vụ video đen. Tình cờ trở về bắt gặp  chính con mình đang  làm trò “con heo” như trong phim, anh thiếu tá  tức giận  rút súng bắn vào cái ti vi làm nó  nổ tung và con mình bị thương…
                         Tôi viết tiểu phẩm đó với ý thức rằng, cái xấu cái ác  luôn rình rập và len lỏi vào mọi nơi, và  chỉ có người lính mới tiêu diệt  được cái xấu, cái ác dù nó dấu mặt ở đâu. Tôi đã đổi tên nhân vật là Nguyễn Văn Nhồng và chọn hình thức tiểu phẩm để được hư cấu một phần câu chuyện..
                          Tôi viết  6 trang đánh máy, có ghi chú thể loại “Tiểu phẩm” đàng hoàng, và gửi ra Tòa soạn Hà Nội. Ông Dương Kỳ Anh biên tập lại chỉ còn 3 trang và tai hại hơn là  cắt béng đi cái tiêu đề “tiểu phẩm” , biến một mẩu chuyện có hư cấu  thành một bài báo chính luận - một thể loại  tuyệt đối không được phép hư cấu.  Bài báo đăng lên làm xôn xao dư luận. Ông Nam hoan hỉ: “Nó làm mờ  phóng sự  “Xóm video đen” của báo Tuổi Trẻ…”
                      Nhưng vì bài báo đó mà Quân khu 7 đã  khởi tố tôi về tội vu khống. Nguyên Tổng biên tập báo Tiền Phong - Đinh Văn Nam và phó Tổng biên tập báo Tiền Phong - Lương Ngọc Bộ  biết tôi oan, nên hết sức bảo vệ. Đặc biệt, Anh hùng quân đội Trịnh Tố Tâm - Bí thư Trung ương Đoàn đã đến tận nhà  nói với vợ tôi:  “Em yên tâm, thằng Diện mà phải ở tù thì anh ở tù thay cho !”.
                      Trong khi đó Dương Kỳ Anh chỉ sợ tôi khai bất lợi cho ông ta. Mặc dù tôi đã nói sẽ không làm liên lụy đến ai, nhưng Dương Kỳ Anh vẫn không yên tâm. Ông ta gửi trả lại tôi chiếc máy ghi âm nhỏ xíu mà ngày đó báo Tiền Phong chỉ mình tôi có. Đó là chiếc máy tôi đã ghi âm những cuộc trao đổi giữa tôi với Dương Xuân Nam về bài báo kia. Khi tôi kiểm tra thì toàn bộ băng ghi âm đã bị xóa....

Tướng Trần ̣Độ

Chuyện kể dưới đây, dẫn từ trang của Lê Thiếu Nhơn, của nhà báo Minh Diện không chỉ về tướng Trần Độ mà còn hé mở cho ta thấy một góc con người Dương Kỳ Anh, aka Dương Xuân Nam, nhà ..., nhà ..., và nhiều loại nhà khác không thể kể cho hết.


Lần cuối gặp Tướng TRẦN ĐỘ


Tôi  gọi điện cho Tổng biên tập Dương Xuân Nam hỏi có  nên vào thăm tướng Trần Độ- nguyên Trưởng ban tư tưởng Trung ương, đang nằm điều trị ở Bệnh viên Chợ Rẫy không?. Dương Xuân Nam bảo: “Không được lấy danh nghĩa báo Tiền Phong làm bất cứ việc gì liên quan đến  nhân vật ấy!”. Tôi  rủ ông Trần Quang - trưởng ban đại diện báo Tiền Phong tại thành phố Hồ Chí Minh đi cùng tôi với danh nghĩa cá nhân… Chúng tôi hỏi thăm tình hình bệnh tật của tướng Trần Độ, ông nói ông bị tiểu đường từ khi còn chiến tranh, bây giờ  trở nên trầm trọng, ông mới phải cắt bỏ hai ngón chân vì hoại tử. Ông nói, mong sức khỏe khá lên một chút sẽ ra Hà Nội xin gặp mấy anh trong Bộ Chính trị  để trình bày bức xúc của mình về những nguy cơ làm biến chất đảng và những bất cập trong quản lý chính quyền, tệ sính thành tích, nịnh hót, nói hay làm dở, và vô cảm trước dân…


LẦN CUỐI GẶP TƯỚNG TRẦN ĐỘ

MINH DIỆN     
                           
      Tôi gặp tướng  Trần Độ lần đầu tiên vào mùa khô năm 1973, tại Đại hội anh hùng dũng sĩ Quân giải phóng miền Nam ở rừng cao su Lộc Ninh   Hồi ấy Bộ tư lệnh Công Binh B2 chịu trách nhiệm làm hội trường và xây dựng hầm hào, nhà cửa cho  đại biểu về dự Đại hội. Nhiều nhà văn, nhà báo cũng  về  lấy tài liệu viết gương chiến đấu của các Anh hùng, dũng sĩ. Tôi lúc đó vừa  làm báo Công Binh vừa là người của Phòng chính trị  ra  phục vụ Đại hội.

Tự thuật Đặng Văn Ngữ

Còn đây là tự thuật của Bác sĩ Đặng Văn Ngữ về quá trình học tập, nghiên cứu của ông cũng như con đường đưa ông về với Chính phủ kháng chiến Hề Chí Minh.


Tự thuật
của Giáo sư Đặng Văn Ngữ
từ nhỏ đến khi về nước tham gia Kháng Chiến
(1910 - 1949)

Trong cuộc chỉnh huấn tại chiến khu Việt Bắc năm 1954, giáo sư Đặng Văn Ngữ có viết một bản tự thuật về cuộc đời của mình.
Năm 1988 gia đình đã cho công bố nguyên văn bản tự thuật đó trên tạp chí Sông Hương ở Huế (số 33 tháng 9, 10 năm 1988), với tiêu đề Trở về với quê hương kháng chiến”.

Giáo sư Đặng Văn Ngữ
(1910-1967)
Cha tôi lúc còn nhỏ tự học chữ nho có tiếng là giỏi, nhưng đến tuổi đi thi thì thực dân Pháp đã bãi bỏ các kỳ thi chữ nho. Mẹ tôi, lúc lấy cha tôi, là người bán hàng xén, hàng ngày gánh một gánh hàng đi bán khắp các chợ ở vùng thôn quê quanh thành phố Huế. Đến lúc đẻ tôi thì vốn hàng rong đã tương đối khá hơn, đã thuê được một tấm phản ở chợ An Cựu. Hàng ngày chị tôi và một người giúp việc gánh hàng ra chợ; mẹ tôi, chị tôi và sau này chị dâu tôi cùng ngồi bán. Không bao lâu gian hàng của gia đình tôi đã trở nên đắt khách nhất và to nhất ở chợ An Cựu. Cha tôi không bao giờ bước chân ra chợ, chỉ ở nhà lo việc sổ sách, chuẩn bị hàng hoá, như làm mứt kẹo, xắt thuốc lá cho mẹ tôi bán.

Rễ bèo chân sóng hay Hồi ký của nhà văn Vũ Bão

Bài này có trên mạng lâu rồi, nay mới thấy, lưu lại đây cho dễ tìm về sau.


Nguyên Ngọc Vẫn trên đường xa

Nhân Nguyên Ngọc 80 xuân, có nhiều bài viết về NGUYÊN NGỌC, đặc biệt có quyển NGUYÊN NGỌC Vẫn trên đường xa tập hợp các bài viết của nhiều tác giả về Nguyên Ngọc.

Trong số các bài viết của quyển này (xem danh mục đầy đủ ở cuối bài), ngoài bài khá dài của Trần Đăng Khoa cho thấy một tính cách Nguyên Ngọc mà nhiều người đã được biết, bài viết lại cũng không mới vì đã được đăng tải đâu đó, trên mạng và bản in, từ khá lâu, nếu muốn nghe được ý kiến của chính người trong cuộc, tức Nguyên Ngọc, thì có các bài của Nam Dao Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Thị Từ Huy và Vũ Thành Tự Anh.

Nhưng cá nhân tôi thấy đáng lưu ý có hai bài, một của Phạm Viĩnh Cư cho thấy một Nguyên Ngọc tuy sẵn sàng chấp nhận cái mới nhưng vẫn chưa thoát khỏi những suy nghĩ cũ, khi ông nói đã biết cách làm việc với văn nghệ sĩ, Phạm Vĩnh Cư đáp nhưng liệu các văn nghệ sĩ có cần anh (tức lãnh đạo) "làm việc" với họ hay không, một điều mà trước đó Nguyên Ngọc không hề nghĩ đến.

Bài thứ hai rất đáng lưu ý là bài đăng dưới đây, của Tống Văn Công, cựu Tổng biên tập báo Lao Động, rất may là đã có trên mạng nên không cần phải ngồi gõ lại: Từ một bài báo nhỏ.

Bài này chỉ kể một sự việc nhỏ có liên quan đến Nguyên Ngọc, nhưng chủ yếu là cách xử trí của Tống Văn Công trong mối quan hệ "nhạy cảm"  giữa báo chí và công an, qua đó ta thấy cách thức công an đã can thiệp vào lĩnh vực quản lý báo chí như thế nào, và nó cũng lý giải tại sao ở đất nước này một số chiến sĩ công an đã trở thành hội viên Hội nhà văn.


Từ một bài báo nhỏ

Tống Văn Công

 
Hôm đó, tôi đang dự họp ở Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thì có điện của anh Trần Đức Chính, trưởng ban Văn hóa -Văn nghệ báo Lao Động gọi. (Anh Trần Đức Chính sau này là Tổng biên tập báo Nhà báo và Công luận, là cây bút Lý Sinh Sự nổi tiếng hiện nay). Anh cho biết: “Có anh Đỗ văn Phú, sĩ quan của A.25 tới tòa báo, yêu cầu cho xem bài viết của nhà văn Nguyên Ngọc đã gửi đăng báo. Tôi định trả lời là tôi không có quyền cho anh ấy đọc, bởi vì Tổng biên tập chưa đọc. Nhưng nghĩ lại, chuyện này để Tổng biên tập quyết đinh mới đúng. Vậy ý anh thế nào?”.

Sunday 9 September 2012

Anh Ba Sàm

Bấy lâu cứ thắc mắc Anh Ba Sàm, hay chủ trang anhbasam là ai. Cứ nghĩ anh là người làm báo, hoặc chí ít có nhiều liên quan đến báo chí, và cái biệt danh Ba Sàm có dính dáng đến phương ngữ tiếng Việt miền Nam, và áng chừng anh ở độ tuổi 50, tức là khoảng cuối những năm 1950 và đầu những năm 1960. Nay, nhân dịp trang anhbasam tròn 5 tuổi, thông tin về chủ trang không còn là bí mật nữa.

Trước hết, là thông tin về nguồn gốc gia đình anh, cụ thể là cha anh, ông Nguyễn Hữu Khiếu, cựu Đại sứ VNDCCH tại Liên (bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa) Xô (viết), cựu Bộ trưởng Lao động.

http://ca.cand.com.vn/News/PrintView.aspx?ID=54810

Hoá ra, anh không xa lạ vì là chủ doanh nghiệp "thám tử tư" đầu tiên tại Việt Nam, mình nhớ đã đọc đâu đó bài giới thiệu về công việc kinh doanh cuả anh, và hình như đã có lần "lạc" vào trang web cuả doanh nghiệp thám tử tư cuà anh.

Tuesday 4 September 2012

Hoàng Cầm "Về Kinh Bắc"

Đọc bài này ờ đâu đó đã lâu, rất nhớ lời này cuả Tố Hữu: “Ngoại quốc can thiệp hả? Đã thế thì cho thêm một năm nữa!”.

Hôm nay blog cuả Nguyển Trọng Tạo đăng lại, nên bê luôn về đăy cho dễ tìm về sau, cũng là để bổ sung cho hoàn chỉnh vai trò, tính cách cuả từng "nhân vật" Nhân văn, kể cả trong thời gian đấu tranh gay gắt nhất chống Nhân văn - Giai phẩm cuối những năm 1950, và về sau, cũng như "vụ Vể Kinh Bắc" "hậu Nhân văn liên quan đến một nhân vật Nhân văn là Hoàng Cầm, và một kẻ thuộc loại "hậu sinh" là Hoàng Hưng, đăng tải trên mạng thời gian gần ̣đây.


HOÀNG CẦM (2007)
Thi sĩ Hoàng Cầm
Thi sĩ Hoàng Cầm – Ảnh Nguyễn Đình Toán
Về Kinh Bắc ra đời trong một hoàn cảnh rất đặc biệt. Vào cuối những năm 1950, bốn anh em chúng tôi (Hoàng Cầm, Trần Dần, Lê Đạt, Đặng Đình Hưng) sau khi đi lao động cải tạo về, vẫn nằm trong thời kỳ bị kiểm soát chặt chẽ. Nói cho đúng thì riêng tôi không phải đi lao động, (không biết vì lý do gì mà những nơi Hội Nhà văn liên hệ để đưa tôi đến lao động đều không nơi nào chịu nhận, thế là tôi thoát!) trong khi Lê Đạt thì đi Phú Thọ, Trần Dần đi Thái Nguyên. Và nói về sự kiểm soát thì tôi cũng được thoải mái hơn hai anh ấy. Tôi cứ việc ở nhà trong khi Lê Đạt và Trần Dần thì tất cả các buổi sáng phải đến ngồi ở Hội Nhà văn. Chỉ uống nước chè, tán chuyện, cười ha hả thôi, nhưng vẫn phải đến. Nhưng việc in ấn thì dứt khoát là không được phép.