Friday 26 July 2013

Gương người tốt việc tốt

Bài quá hay, của nguoibuongio1972.

Thứ năm, ngày 25 tháng bảy năm 2013

Gương nguời tốt việc tốt giờ ở đâu.?

Mấy chục năm trước trên báo chí hay dành một mục để ca ngợi người tốt, việc tốt. Thời đó nhà cầm quyền hay có trò phát động thi đua tăng gia, sản xuất, hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch quý, năm... Gương người tốt việc tốt cứ nhan nhản. Người tốt có thể là một cô công nhân làm việc ở nhà máy dệt mùng 8-3 hay Nam Định đã hoàn thành kế hoạch và vượt cả định mức kế hoạch. Hoặc là anh công nhân lái mày cày, chị nông dân... người tốt, việc tốt là những điểm son để cho thấy kế hoạch, đường lối của Đảng và chính phủ được nhân dân tin tưởng, ra sức chấp hành.

Bẵng đi mấy chục năm nay, không thấy báo chí còn mục người tốt việc tốt nữa. Cứ nghĩ hay là trò ấy bây giờ xưa quá rồi nên chả ai tuyên truyền. Hóa ra là vẫn có đầy các bạn ạ. 

Người tốt việc tốt bây giờ khéo lắm, họ ẩn mình sau những tâm sự trên báo chí để ủng hộ chính sách nhà nước. Ví dụ này nhé, khi mà lạm phát dâng cao ngất, bà con nội trợ méo mặt khi cầm tiền đi chợ. Đo đếm cân đóng từng mớ rau, con cá. Những người nội trợ phẫn uất mà than vãn. Lập tức có một phụ nữ tên Nguyễn XY làm nghề văn phòng cho một công ty trung trung. XY bao giờ cũng trong tầng lớp không cao lắm nhưng cũng không thấp lắm, vì bọn cao lắm thì nó chả kêu ca giá cả làm gì, nhà chúng đầy tiền và ta gặp chúng trên những chuyến bay cuối tuần sang Sing, Hồng Kông chỉ để đi chợ mua thức ăn cho cả tuần. Bọn thấp quá thì biết gì mà lên báo chí kêu ca. Chỉ có chị XY là ở tầng chung chung mà thường lên tiếng ở các diễn đàn như Làm Cha Mẹ, Webtretho...

Nguyễn Kim Thản - nhà ngôn ngữ học mở đường

Bài của Phạm Văn Tình, đăng lại theo Tìm hiểu từ nguyên.


Nguyễn Kim Thản - Chân dung một người khai phá

• Phạm Văn Tình
PGS. Nguyễn Kim Thản kể với tôi, lúc đầu cuộc đời ông không hề có duyên nợ gì với Ngôn ngữ hay Văn chương cả. Ông vốn là một cán bộ làm công tác Đảng, làm tới chức Bí thư huyện uỷ huyện Kim Thành – Hải Dương, rồi Chánh Văn phòng Tỉnh uỷ Hải Dương... Nhớ lại chuyện đó ông hay nói đùa: "Nếu mình cứ tiếp tục con đường này dễ có khi bây giờ mình vào Trung ương rồi cũng nên. Lúc đó các cậu muốn gặp tớ cũng khó đấy!".
[ PGS. Nguyễn Kim Thản ]
Kể cũng lạ cho bước đường công danh sự nghiệp của ông. Có ai ngờ từ một cán bộ hành chính công chức, ông lại trở thành một trong những nhà ngôn ngữ học đầu ngành. Chính nhờ có sự phân công của Đảng, ông được cử đi học Ngữ văn và sau đó làm chuyên gia Việt Nam giảng dạy tại các trường đại học ở Bắc Kinh – Trung Quốc (1950 – 1957). Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội được thành lập năm 1956, sau một năm (1957), Nguyễn Kim Thản về Khoa Văn, làm cán bộ giảng dạy. Lúc đó, ông đã 30 tuổi. Bấy giờ, tuổi ấy mà mới bước vào giảng đường đại học là hơi muộn, nhưng với Nguyễn Kim Thản (và nhiều nhà khoa học khác) lại là quá sớm. Khoa Văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội lúc đó do GS. Hoàng Xuân Nhị làm Chủ nhiệm chưa có chuyên ngành Ngôn ngữ học. Người ta chỉ biết đến cái tên Tổng hợp Văn như một ngành duy nhất dành riêng cho Văn học (sau đó có mở thêm lớp Hán – Nôm). Ngôn ngữ học là một cái gì đó còn rất xa vời. Nguyễn Kim Thản được cử làm Tổ trưởng Bộ môn Ngôn ngữ mà giáo viên "dưới quyền" cũng chỉ có mấy thầy. Nguyễn Kim Thản dạy Ngữ pháp, Nguyễn Văn Tu dạy Từ vựng, Lưu Vân Lăng dạy Dẫn luận ngôn ngữ học, Cao Xuân Hạo dạy Ngữ âm...