Monday 28 April 2014

Suy nghĩ nhân ngày 30-4

PHNOM PENH, NGÀY ẤY CÒN ĐÂU?

30-4-75KIM THANH

LTS: Kính anh Kim Thanh, tôi nhận được bài này của anh từ một
 độc giả xa lạ gởi đến, bài viết thật hay và thật xúc động khiến tôi 
không thể không đăng được. Tuy nhiên, để bảo vệ trang Blog
 mong manh này, xin anh cho phép tôi được lược bớt vài câu mà
 người ta hay gọi là “nhạy cảm”. Rất mong anh không phiền
 trách. Cám ơn anh rất nhiều. Blog Lề Trái
Giữa tháng 7 năm 1971, tôi đang dẫn một trung đội tăng phái
 hành quân theo chiến dịch Phượng Hoàng tại một quận lỵ thuộc
 Tiểu khu Khánh Hòa thì nhận được lệnh của Bộ Tổng Tham Mưu
 về Sài Gòn trình diện. Đối với một sĩ quan cấp nhỏ, trung úy như 
tôi, đó là một tin vui lớn. Không cần biết về làm gì. Ít nhất được
 xa chiến trường một thời gian.
Về Sài Gòn, tôi được Bộ Tổng Tham Mưu cho biết phải đi Phnom Penh làm thông dịch viên Pháp ngữ
 cho Phái Đoàn Liên Lạc Quân Sự. Từ ngày VNCH đưa quân sang xứ Chùa Tháp, nhiệm vụ của Phái 
Đoàn, như tên gọi, rất cần thiết trong việc liên lạc giữa hai quân đội bạn. Nhận sự vụ lệnh, tôi nghĩ đến
 nỗi thất vọng của ba mẹ tôi luôn mong ước tôi được làm việc tại Bộ Tổng Tham Mưu, nhàn hơn, thọ
 hơn chăng. Cam Bốt, lúc ấy, cũng đang tơi bời khói lửa.


I. Phái Đoàn Liên Lạc Quân Sự:
Ở chơi Sài Gòn ba ngày, tôi đi Phnom Penh bằng C47, chuyến bay đặc biệt chở đồ tiếp tế cho Phái
 Đoàn. Hơn một giờ sau, đến phi trường Pochengton. Trời nóng không thua gì Sài Gòn. Một thiếu úy
 còn trẻ, kém tôi độ vài tuổi, mặt mày trắng trẻo, mang súng ru-lô xệ ngang hông như cao-bồi Texas
 thứ… giả, trên mép gắn hờ điếu thuốc chưa đốt kiểu James Dean, một chân gác, nhịp nhịp, trên cây
 cản phía đầu xe jeep trắng, mang bảng số ẩn tế. Một tốp quân nhân, trong số có một thượng sĩ già,
 bước xuống máy bay, lên xe. Thấy tôi còn đứng lóng ngóng, anh thiếu úy không chào, chỉ hất hàm
 hỏi, “ông về Phái Đoàn hả, lên luôn, mắc cỡ gì nữa”. Dĩ nhiên, tôi thấy khó chịu, nhưng tự nhủ, đừng
 nóng, sẽ tính sau. Một chiếc xe dân sự khác chở đầy vật dụng đem xuống từ máy bay.

Sunday 27 April 2014

Buồn vui thời điêu linh: Thời đốt sách


Theo trang Nhật Tuấn:

Buồn vui thời điêu linh: Thời Đốt Sách!


                        Nguyễn Ngọc Chinh



Xuống đường Bài trừ Văn hóa "Đồi trụy & Phản động" trong thời điêu linh 

“Nơi nào người ta đốt sách thì họ sẽ kết thúc bằng việc đốt sinh mạng con người”. 

Theo Sử ký Tư Mã Thiên, sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa, thừa tướng Lý Tư đã đề nghị dẹp bỏ tự do ngôn luận để thống nhất chính kiến và tư tưởng. Lý Tư chỉ trích giới trí thức dùng ‘sự dối trá’ qua sách vở để tạo phản trong quần chúng.
Chủ trương Đốt sách, Chôn nho (Phần thư, Khanh nho) của Tần Thủy Hoàng được thực hiện từ năm 213 trước Công nguyên. Qua đó, tất cả những kinh điển từ thời Chư tử Bách gia (trừ sách Pháp gia, trường phái của Lý Tư) đều bị đốt sạch. Lý Tư còn đề nghị đốt tất cả thi, thư, sách vở, trừ những quyển được viết vào thời nhà Tần. Sách trong lĩnh vực triết lý và thi ca, trừ những sách của Bác sĩ (cố vấn nhà vua) đều bị đốt. Những nho sinh dùng sử sách để chỉ trích chính quyền đều bị hành hình. Những ai dựa vào chế độ cũ để phê phán chế độ mới sẽ bị xử tội chém ngang lưng.
Lý Tư tấu:

“Thần xin rằng sử sách không phải do Tần ghi chép đều bị đem đốt. Ngoại trừ quan chức không phải là tiến sĩ thì trong thiên hạ không ai được phép cất giữ Thi, Thư, sách của Bách gia, tất cả đều phải đem đốt. Nếu dám dùng những lời ngụ ngôn trong Thi, Thư thì chém bêu đầu ở chợ. Lấy xưa mà chê nay thì giết cả họ. Quan lại thấy mà không tố cáo sẽ bị coi là đồng phạm. Nay lệnh trong ba mươi ngày mà không đem đốt, sẽ bị xăm mặt và bắt đi xây dựng trường thành”.

Năm 212 TCN, Tần Thuỷ Hoàng phát hiện ở Hàm Dương có một số nho sinh đã từng bình phẩm về mình liền hạ lệnh bắt để thẩm vấn. Các nho sinh không chịu nổi tra khảo, lại khai ra thêm một loạt người khác. Tần Thuỷ Hoàng hạ lệnh đem tất cả trên 460 nho sinh đó chôn sống ngoài thành Hàm Dương. Đốt sách, chôn Nho là hành vi được người đời sau coi là tàn bạo nhất của Tần Thủy Hoàng. Đó cũng là tội danh hàng ngàn năm sau vẫn còn ghi nhớ. Không riêng gì người Hán mà cả nhân loại lên án.
Trong thâm tâm, Tần Thủy Hoàng cũng như Lý Tư đều biết rất rõ, lệnh đốt sách không thể nào xóa sạch những tư tưởng trong đầu óc dân chúng, những cuốn sách ‘khó đốt’ nhất là nằm trong tinh thần con người. Như vậy, việc đốt sách thực tế chỉ là một thủ đoạn chứ không tạo được tác dụng triệt để trong việc xóa sạch vết tích văn hóa-chính trị như mong muốn.
Việt Nam vốn tự hào là quốc gia có hơn 4000 năm văn hiến, nhưng sách vở của người xưa để lại thì rất ít. Nguyên nhân chính là vì quân nhà Minh bên Tàu đã ra lệnh hủy hết sách vở ngay trong những ngày đầu đô hộ nước ta để dễ bề cai trị. Sau này, cuộc Cách mạng Văn hóa tại Trung Hoa từ năm 1953 đến 1966 cũng đã gây nhiều ảnh hưởng đến miền Bắc. Do đó, xét về mặt lịch sử, Việt Nam đã trải qua rất nhiều thời kỳ sách vở bị tiêu hủy cho phù hợp với những thay đổi qua các giai đoạn chính trị.
Trên thực tế, tại miền Bắc, ngay sau khi tiếp quản Hà Nội, việc kiểm duyệt sách báo, bài viết trước khi đem phổ biến ra công chúng đã được thực hiện ngay từ năm 1954. Đối với các loại sách báo đã in ra từ trước 1954 dưới thời Pháp thuộc cũng đã bị đốt. Thế cho nên, việc đốt sách tại miền Nam năm 1975 chỉ là rập khuôn của chính sách cũ năm 1954.
Hồi ký của Một người Hà Nội ghi lại sự kiện đốt sách năm 1954 khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp quản miền Bắc:

Tuesday 1 April 2014

Người giàu vs. Người nghèo

14 điều người giàu nghĩ khác người thường




Người nghèo thích hoài niệm về quá

khứ, mơ trúng số trong tương lai và

mê đọc báo lá cải. Trong khi người 

giàu không ngừng hành động, bắt 

đam mê đẻ ra tiền và tìm được sự 

thanh thản nhờ tiền bạc.


Người phụ nữ giàu nhất thế giới Gina 

Rinehart từng gây xôn xao dư luận sau 

phát biểu của mình, cho rằng những ai 

đang ghen tị với khối tài sản của bà

 nên ngừng "uống rượu, hút thuốc và 

đàn đúm" để làm việc khác có ích cho 

tương lai của mình.


Steve Siebold - tác giả của cuốn sách "Người giàu nghĩ thế nào", cho rằng quan điểm của bà Gina 

Rinehart cũng đáng được lưu tâm. Ông đã dành gần 3 thập niên để phỏng vấn nhiều triệu phú vòng 

quanh thế giới để tìm hiểu xem điều phân biệt họ với những người còn lại là gì. Ông phát hiện ra 

rằng điểm khác giữa người giàu và người nghèo không phải ở tiền bạc, mà là cách nghĩ.


Sau đây là 14 điều đáng chú ý nhất trong cuốn sách của Steve Siebold:


1. Người nghèo nghĩ tiền là nguồn gốc của mọi tội lỗi. Người giàu nghĩ rằng đói nghèo là 

nguồn gốc của mọi tội lỗi.

"Hầu hết những người có tài sản trung bình cho rằng người giàu thật may mắn và không thật thà", 

Siebold viết trong cuốn sách. Đó là lý do trong cộng đồng những người có thu nhập thấp, khái niệm 

"giàu lên" đi cùng với nỗi xấu hổ. Trong khi đó, tầng lớp giàu có cho rằng tiền bạc không đảm bảo 

hạnh phúc, nó chỉ giúp cuộc sống trở nên dễ dàng và mang tính tận hưởng.

Lưu

Hồ sơ Nhân văn-Giai Phẩm,

http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=50&rb=0102


Wednesday 19 March 2014

Cuộc đời Nguyễn Phúc Bảo Ân, người con út của cựu hoàng Bảo Đại

Bài dài của Huy Phương, trên Văn học nguồn cội, đăng bài dài (5 kỳ) về chuyện cuộc đời của Nguyễn Phước (Phúc) Bảo Ân, người con út của cựu hoàng Bảo Đại, và những chi tiết về cuối đời của cựu hoàng Bảo Đại, cũng như các chi tiết về các cá nhân khác trong 'gia đình' nhà vua (vợ, con, cháu, chắt) v.v.
Ông Bảo Ân, Con trai út của vua Bảo Đại
Ông Bảo Ân. Ảnh: Văn học cội nguồn
Ông Bảo Ân. Ảnh: Văn học cội nguồn

1. Nhiều người Việt Nam sống ở quận Cam (Orange County) nhiều năm nay nhưng ít người biết có một người con trai của cựu hoàng Bảo Đại đang sinh sống tại nơi này. Ðó là ông Nguyễn Phúc Bảo Ân, con trai của bà Lê Phi Ánh, người vợ không hôn thú của cựu hoàng trong thời gian ở Ðà Lạt. Bà Phi Ánh có hai người con với cựu hoàng là bà Nguyễn Phúc Phương Minh sinh năm 1950 đã qua đời tại Mỹ cách đây vài năm và ông Bảo Ân, sinh năm 1951, đang sống tại thủ phủ tỵ nạn, Westminster.

Tuesday 18 March 2014

Hồi ký Bảo Đại (1945-46)

Hồi ký Bảo Đại trong giai đoạn làm Cố vấn tối cao cho Hồ Chí Minh

Phong Uyên chuyển ngữ và giới thiệu
 

 
Một buổi họp của chính phủ lâm thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
Cố vấn tối cao Vĩnh Thụy ngồi cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh (giữa, dãy phải)

Sau 25 năm im hơi lặng tiếng, đầu năm 1980, cựu hoàng Bảo Đại cho xuất bản cuốn hồi ký viết bằng tiếng Pháp Le Dragon d'Annam (Rồng Nam), kể lại cuộc đời mình từ khi sinh ra ở Huế cho đến năm 1956, khi bị ông Diệm truất phế. Phần đặc sắc nhất trong cuốn sách là phần kể lại thời gian ông Bảo Đại được ông Hồ phong làm Cố vấn tối cao, sống ở Hà Nội sau khi thoái vị cho đến khi theo một phái đoàn của ông Hồ qua Tàu rồi đi Hồng Kông. Những sự kiện liên quan đến ông Hồ được ông Bảo Đại kể lại trong phần này chứng tỏ Bảo Đại cũng như hầu hết người dân Việt thời đó, đều bị ông Hồ mê hoặc khi ông hô hai câu thần chú "Độc Lập", "Thống Nhất".

Tôi xin trích dịch những đoạn chính trong phần này và tiếp theo, xin đưa ra một vài bình luận. 

Cuộc Cách Mạng Việt Minh

".... Phụ tá tổng trưởng bộ Thanh niên (Phan Anh, trong chính phủ Trần Trọng Kim) Tạ Quang Bửu, là người cho tôi biết có một nhóm kháng chiến được thành lập ở miền thượng du, vùng Cao Bằng có tên là "Liên đoàn Việt Minh". Linh hồn nhóm này là Võ Nguyên Giáp, được Tạ Quang Bửu nói đến với đầy nhiệt tình. Sau những cuộc hành quân du kích chống Nhật, "Việt Minh" bắt liên lạc được với đồng minh Trung Hoa và Mỹ đồng thời với cả Pháp và ngay cả với Khâm sai của tôi ở Bắc bộ là Phan Kế Toại. Nhưng tôi cũng không liên lạc được với Phan Kế Toại nên không có sự khẳng định cùa ông ấy (tr 113)

Monday 17 March 2014

Tự chữa cơn cao huyết áp

 Lương y VÕ HÀ
 Được xem là cao huyết áp khi chỉ số huyết áp cao hơn 14cmHg và chỉ số huyết áp dưới lớn hơn 9cmHg. Cao huyết áp với hệ quả tai biến mạch máu não và những di chứng của nó luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người lớn tuổi. Ngày nay, mặc dù y học đã có những bước tiến vượt bậc, các triệu chứng này hiện vẫn gây tốn kém nhiều công sức và tiền của cho xã hội.
 Tuy nhiên có một điều mà ít người quan tâm là với một số động tác đơn giản của y học dân gian, người ta có thể làm giảm cơn cao huyết áp đang phát triển để khống chế phần lớn những tác hại của nó hoặc ít ra có thể ngăn chận những diễn biến xấu hơn trong khi bệnh nhân chờ được chuyển đến bệnh viện hoặc cơ sở chuyên môn cần thiết.
 Huyết áp cao có thể là triệu chứng của nhiều căn bệnh khác nhau, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó việc điều trị dứt điểm cần sự chẩn đoán và thời gian thích hợp. Ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến một phương pháp đơn giản mà người bệnh có thể tự thực hiện để “cắt cơn” cao huyết áp, giải tỏa kịp thời nguyên nhân gây ra tai biến về não trước khi được sự chăm sóc của thầy thuốc.
 Theo y học cổ truyền, triệu chứng huyết áp cao là một tình trạng khí nghịch do tình chí hoặc do yếu tố lục dâm (phong, hàn, thử, thấp, táo hỏa) gây ra. Giải quyết triệu chứng này đồng nghĩa với việc giáng khí, làm cho khí đang lưu chuyển ngược lên đầu sẽ hướng xuống phía dưới và tỏa ra lớp da ngoài của cơ thể.
 NHỮNG ĐỘNG TÁC CỤ THỂ GỒM :
 1. Vuốt ấm hai vành tai
Dùng ngón cái và ngón trỏ của mỗi bàn tay vuốt dọc vành tai cùng bên, từ trên xuống dưới khoảng 9, 10 lần. Vành tai và cột sống có những điểm phản xạ tương ứng với nhau, do đó vuốt ấm vành tai cũng là tác động vào cột sống lưng, vừa có tác dụng điều hòa thần kinh giao cảm, vừa kích thích sự lưu thông khí huyết ở phần vệ khí do kinh bàng quang phân bố dọc hai bên sống lưng (nếu có người thứ hai bên cạnh có thể nhờ người này trực tiếp ngồi sau lưng dùng bàn bay tay phải vuốt dọc sống lưng từ trên gáy xuống đến tận thắt lưng để gia tăng thêm tác dụng).
 2. Vuốt dọc hai bên mũi
Mỗi bàn tay vuốt một bên mũi, vuốt đều hai bên cùng một lúc. Dùng ngón tay trỏ vuốt từ ấn đường (điểm giữa hai đầu chân mày) xuống dọc theo hai bên mũi qua khóe miệng đến tận chót cằm. Vuốt chậm, nhẹ và làm không dưới 15 lần.
 Kích thích huyệt ấn đường có tác dụng làm phóng thích chất endorphine nội sinh có thể làm cho an thần, hạ huyết áp và giáng khí. Vuốt dọc theo hai bên mũi xuống cằm là tác động vào hai kinh dương minh. Học thuyết kinh lạc của y học cổ truyền cho rằng kinh dương minh là kinh dương, tập trung nhiều huyết khí, huyết; có chức năng quan trọng nhất trong việc bảo vệ cơ thể chống lại các yếu tố gây bệnh từ bên ngoài. Động tác này làm gia tăng sự lưu thông khí huyết ở phần vệ khí, gây ấm người và làm nhẹ áp lực lên thành mạch.
 3. Vuốt dọc hai chân mày
Dùng hai ngón tay trỏ và giữa vuốt từ ấn đường đi dài theo xương chân mày ra thái dương đến tận mí tóc ở phía ngoài đuôi mắt. Vuốt mỗi bên khoảng 10 lần. Vùng chân mày và hai cánh tay có những điểm phản xạ tương ứng nhau, do đó động tác này ngoài việc giải tỏa sự sung huyết tại những huyệt vị thường bị tắc nghẽn ở vùng trán còn làm cho khí huyết lưu thông ra hai cánh tay và bàn tay để giúp nhẹ áp lực ở đầu.
4. Ngồi hoặc nằm thư giãn
 Ngồi thoải mái, lưng tựa ghế hoặc nằm xuổng thư giản hít thở điều hoà, tư tưởng tập trung vào mười đầu ngón chân. Theo y học cổ truyền thì thần ở đâu khí ở đó, do đó khi tập trung ý nghĩ tại vùng bàn chân, khí trong cơ thể từ phía trên đầu sẽ lưu chuyển về hướng bàn chân nên có tác dụng hạ khí. Việc tập trung tư tưởng càng tốt, hiệu quả hạ khí càng cao. Động tác này phải kéo dài hơn 10 phút. Trên thực tế, có nhiều người có khả năng thư giãn và tập trung tốt trong khi thực hành đến bước 4 đã từ từ rơi vào giấc ngủ.
Mỗi khi cảm nhận được những dấu hiệu huyết áp tăng cao như căng, nặng ở vùng thái dương, đau đầu, mờ mắt, mắt đỏ…, người bệnh nên ngồi xuống, tập trung tinh thần thực hành lần lượt 4 động tác trên. Bình tĩnh và tự tin là yếu tố cần thiết trong quá trình thực hiện các động tác. Sau khoảng 15 phút thực hành, bệnh nhân có thể cảm thấy bớt đi cảm giác khó chịu ở vùng đầu, nhịp đập của tim sẽ chậm lại, tay chân sẽ ấm lên. Đó là lúc huyết áp đã hạ bớt.
 Ngoài việc áp dụng đã hạ huyết áp, thực hiện những động tác trên còn là một biện pháp dưỡng sinh tốt để ổn định thần kinh, gia tăng việc lưu thông khí huyết trong cơ thể, giúp giữ thể trạng tốt.
 Trường hợp thực hành để giúp giữ gìn sức khỏe, riêng giai đoạn 4 nên tập trung tư tưởng tại vùng đan điền (dưới rốn khoảng 3 phần) thay vì tập trung ở 10 đầu ngón chân.

Wednesday 5 March 2014

Ngộ độc TOÁN và THƠ ở xứ thiên đường

Dân Luận
5-3-2014

Người Việt bị ngộ độc Toán và Thơ?

Phan Châu Thành

Đặt vấn đề: Cả dân tộc đã bị ngộ độc Toán và Thơ?

Với bài này, tôi muốn đặt một câu hỏi cho cả nền giáo dục văn hóa Việt Nam hiện đại vốn rất/quá chú trọng, thậm chí tôn thờ, hai điều: khả năng làm toán và làm thơ (chứ không phải viết văn và nghiên cứu khoa học hay kinh doanh). Có thể nói, cả dân tộc đã bị ngộ độc Toán và Thơ? Ngộ độc, là bởi vì mê và “giỏi” toán và thơ (tự phong) thế mà vẫn là dân tộc nghèo hèn…

Thơ …thẩn

Thơ thì, có lẽ không dân tộc nào “yêu thơ”, có nhiều “nhà thơ” có thẻ và không có thể hội viên, có nhiều câu lạc bộ thơ, nhiều “tác phẩm thơ” viết ra và in ra… (tính trên đầu người ) như dân Việt ta hiện nay. Trong tủ sách con con của tôi đã có ít nhất hơn chục tập thơ mà các tác giả “nhà thơ” tự in rồi tự tặng tôi (bắt tôi phải “tự” khen họ) gồm: nhạc phụ tôi, ba bậc đàn anh đã về hưu, một bà chị bạn, một cô bạn và một ông em họ xa, và bốn năm ông bạn quen sơ qua người khác trong công việc… Thú thực là có cuốn tôi chưa dám đọc bài nào! Giá mà thu nhập PPP của người Việt được tỷ tệ thuận với sản lượng thơ - ”Thơ Việt PP” (per person – trên đầu người) thì chắc dân ta giầu nhất thế giới?!