Monday 28 April 2014

Suy nghĩ nhân ngày 30-4

PHNOM PENH, NGÀY ẤY CÒN ĐÂU?

30-4-75KIM THANH

LTS: Kính anh Kim Thanh, tôi nhận được bài này của anh từ một
 độc giả xa lạ gởi đến, bài viết thật hay và thật xúc động khiến tôi 
không thể không đăng được. Tuy nhiên, để bảo vệ trang Blog
 mong manh này, xin anh cho phép tôi được lược bớt vài câu mà
 người ta hay gọi là “nhạy cảm”. Rất mong anh không phiền
 trách. Cám ơn anh rất nhiều. Blog Lề Trái
Giữa tháng 7 năm 1971, tôi đang dẫn một trung đội tăng phái
 hành quân theo chiến dịch Phượng Hoàng tại một quận lỵ thuộc
 Tiểu khu Khánh Hòa thì nhận được lệnh của Bộ Tổng Tham Mưu
 về Sài Gòn trình diện. Đối với một sĩ quan cấp nhỏ, trung úy như 
tôi, đó là một tin vui lớn. Không cần biết về làm gì. Ít nhất được
 xa chiến trường một thời gian.
Về Sài Gòn, tôi được Bộ Tổng Tham Mưu cho biết phải đi Phnom Penh làm thông dịch viên Pháp ngữ
 cho Phái Đoàn Liên Lạc Quân Sự. Từ ngày VNCH đưa quân sang xứ Chùa Tháp, nhiệm vụ của Phái 
Đoàn, như tên gọi, rất cần thiết trong việc liên lạc giữa hai quân đội bạn. Nhận sự vụ lệnh, tôi nghĩ đến
 nỗi thất vọng của ba mẹ tôi luôn mong ước tôi được làm việc tại Bộ Tổng Tham Mưu, nhàn hơn, thọ
 hơn chăng. Cam Bốt, lúc ấy, cũng đang tơi bời khói lửa.


I. Phái Đoàn Liên Lạc Quân Sự:
Ở chơi Sài Gòn ba ngày, tôi đi Phnom Penh bằng C47, chuyến bay đặc biệt chở đồ tiếp tế cho Phái
 Đoàn. Hơn một giờ sau, đến phi trường Pochengton. Trời nóng không thua gì Sài Gòn. Một thiếu úy
 còn trẻ, kém tôi độ vài tuổi, mặt mày trắng trẻo, mang súng ru-lô xệ ngang hông như cao-bồi Texas
 thứ… giả, trên mép gắn hờ điếu thuốc chưa đốt kiểu James Dean, một chân gác, nhịp nhịp, trên cây
 cản phía đầu xe jeep trắng, mang bảng số ẩn tế. Một tốp quân nhân, trong số có một thượng sĩ già,
 bước xuống máy bay, lên xe. Thấy tôi còn đứng lóng ngóng, anh thiếu úy không chào, chỉ hất hàm
 hỏi, “ông về Phái Đoàn hả, lên luôn, mắc cỡ gì nữa”. Dĩ nhiên, tôi thấy khó chịu, nhưng tự nhủ, đừng
 nóng, sẽ tính sau. Một chiếc xe dân sự khác chở đầy vật dụng đem xuống từ máy bay.

Sunday 27 April 2014

Buồn vui thời điêu linh: Thời đốt sách


Theo trang Nhật Tuấn:

Buồn vui thời điêu linh: Thời Đốt Sách!


                        Nguyễn Ngọc Chinh



Xuống đường Bài trừ Văn hóa "Đồi trụy & Phản động" trong thời điêu linh 

“Nơi nào người ta đốt sách thì họ sẽ kết thúc bằng việc đốt sinh mạng con người”. 

Theo Sử ký Tư Mã Thiên, sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa, thừa tướng Lý Tư đã đề nghị dẹp bỏ tự do ngôn luận để thống nhất chính kiến và tư tưởng. Lý Tư chỉ trích giới trí thức dùng ‘sự dối trá’ qua sách vở để tạo phản trong quần chúng.
Chủ trương Đốt sách, Chôn nho (Phần thư, Khanh nho) của Tần Thủy Hoàng được thực hiện từ năm 213 trước Công nguyên. Qua đó, tất cả những kinh điển từ thời Chư tử Bách gia (trừ sách Pháp gia, trường phái của Lý Tư) đều bị đốt sạch. Lý Tư còn đề nghị đốt tất cả thi, thư, sách vở, trừ những quyển được viết vào thời nhà Tần. Sách trong lĩnh vực triết lý và thi ca, trừ những sách của Bác sĩ (cố vấn nhà vua) đều bị đốt. Những nho sinh dùng sử sách để chỉ trích chính quyền đều bị hành hình. Những ai dựa vào chế độ cũ để phê phán chế độ mới sẽ bị xử tội chém ngang lưng.
Lý Tư tấu:

“Thần xin rằng sử sách không phải do Tần ghi chép đều bị đem đốt. Ngoại trừ quan chức không phải là tiến sĩ thì trong thiên hạ không ai được phép cất giữ Thi, Thư, sách của Bách gia, tất cả đều phải đem đốt. Nếu dám dùng những lời ngụ ngôn trong Thi, Thư thì chém bêu đầu ở chợ. Lấy xưa mà chê nay thì giết cả họ. Quan lại thấy mà không tố cáo sẽ bị coi là đồng phạm. Nay lệnh trong ba mươi ngày mà không đem đốt, sẽ bị xăm mặt và bắt đi xây dựng trường thành”.

Năm 212 TCN, Tần Thuỷ Hoàng phát hiện ở Hàm Dương có một số nho sinh đã từng bình phẩm về mình liền hạ lệnh bắt để thẩm vấn. Các nho sinh không chịu nổi tra khảo, lại khai ra thêm một loạt người khác. Tần Thuỷ Hoàng hạ lệnh đem tất cả trên 460 nho sinh đó chôn sống ngoài thành Hàm Dương. Đốt sách, chôn Nho là hành vi được người đời sau coi là tàn bạo nhất của Tần Thủy Hoàng. Đó cũng là tội danh hàng ngàn năm sau vẫn còn ghi nhớ. Không riêng gì người Hán mà cả nhân loại lên án.
Trong thâm tâm, Tần Thủy Hoàng cũng như Lý Tư đều biết rất rõ, lệnh đốt sách không thể nào xóa sạch những tư tưởng trong đầu óc dân chúng, những cuốn sách ‘khó đốt’ nhất là nằm trong tinh thần con người. Như vậy, việc đốt sách thực tế chỉ là một thủ đoạn chứ không tạo được tác dụng triệt để trong việc xóa sạch vết tích văn hóa-chính trị như mong muốn.
Việt Nam vốn tự hào là quốc gia có hơn 4000 năm văn hiến, nhưng sách vở của người xưa để lại thì rất ít. Nguyên nhân chính là vì quân nhà Minh bên Tàu đã ra lệnh hủy hết sách vở ngay trong những ngày đầu đô hộ nước ta để dễ bề cai trị. Sau này, cuộc Cách mạng Văn hóa tại Trung Hoa từ năm 1953 đến 1966 cũng đã gây nhiều ảnh hưởng đến miền Bắc. Do đó, xét về mặt lịch sử, Việt Nam đã trải qua rất nhiều thời kỳ sách vở bị tiêu hủy cho phù hợp với những thay đổi qua các giai đoạn chính trị.
Trên thực tế, tại miền Bắc, ngay sau khi tiếp quản Hà Nội, việc kiểm duyệt sách báo, bài viết trước khi đem phổ biến ra công chúng đã được thực hiện ngay từ năm 1954. Đối với các loại sách báo đã in ra từ trước 1954 dưới thời Pháp thuộc cũng đã bị đốt. Thế cho nên, việc đốt sách tại miền Nam năm 1975 chỉ là rập khuôn của chính sách cũ năm 1954.
Hồi ký của Một người Hà Nội ghi lại sự kiện đốt sách năm 1954 khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp quản miền Bắc:

Tuesday 1 April 2014

Người giàu vs. Người nghèo

14 điều người giàu nghĩ khác người thường




Người nghèo thích hoài niệm về quá

khứ, mơ trúng số trong tương lai và

mê đọc báo lá cải. Trong khi người 

giàu không ngừng hành động, bắt 

đam mê đẻ ra tiền và tìm được sự 

thanh thản nhờ tiền bạc.


Người phụ nữ giàu nhất thế giới Gina 

Rinehart từng gây xôn xao dư luận sau 

phát biểu của mình, cho rằng những ai 

đang ghen tị với khối tài sản của bà

 nên ngừng "uống rượu, hút thuốc và 

đàn đúm" để làm việc khác có ích cho 

tương lai của mình.


Steve Siebold - tác giả của cuốn sách "Người giàu nghĩ thế nào", cho rằng quan điểm của bà Gina 

Rinehart cũng đáng được lưu tâm. Ông đã dành gần 3 thập niên để phỏng vấn nhiều triệu phú vòng 

quanh thế giới để tìm hiểu xem điều phân biệt họ với những người còn lại là gì. Ông phát hiện ra 

rằng điểm khác giữa người giàu và người nghèo không phải ở tiền bạc, mà là cách nghĩ.


Sau đây là 14 điều đáng chú ý nhất trong cuốn sách của Steve Siebold:


1. Người nghèo nghĩ tiền là nguồn gốc của mọi tội lỗi. Người giàu nghĩ rằng đói nghèo là 

nguồn gốc của mọi tội lỗi.

"Hầu hết những người có tài sản trung bình cho rằng người giàu thật may mắn và không thật thà", 

Siebold viết trong cuốn sách. Đó là lý do trong cộng đồng những người có thu nhập thấp, khái niệm 

"giàu lên" đi cùng với nỗi xấu hổ. Trong khi đó, tầng lớp giàu có cho rằng tiền bạc không đảm bảo 

hạnh phúc, nó chỉ giúp cuộc sống trở nên dễ dàng và mang tính tận hưởng.

Lưu

Hồ sơ Nhân văn-Giai Phẩm,

http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=50&rb=0102